Ẩm thực quê nhà
👉Lẩu mắm được xem là món ăn tổng hợp đầy đủ các nguyên liệu của vùng sông nước từ biển cả, ao hồ đến ruộng đồng và đặc biệt là một lượng rau sống phong phú, đa dạng khác nhau, tạo nên màu sắc rất hấp dẫn: màu vàng của bông bí; màu tím của bông súng, cà tím; màu xanh của các loại rau nhút, rau đắng…với lượng thức ăn đi kèm và các loại rau đa dạng như thế đã đem lại cho thực khách ngoài sự đẹp mắt mà còn tạo nên sự ngon miệng và cung cấp lượng dưỡng chất phong phú, bổ dưỡng.
👉Nói đến một nồi lẩu mắm ngon, thì phải kể đến nước dùng. Một nồi lẩu mắm hấp dẫn luôn có vị ngọt thanh của nước lẩu cùng các nguyên liệu tươi ngon ăn kèm với các loại rau sống. Thông thường, nước lẩu mắm được ninh từ hai loại mắm là mắm linh và mắm cá sặc, khi dùng nước để ninh mắm để có độ ngọt tự nhiên mà không cần phải nêm bột ngọt người ta thường ninh mắm bằng nước hầm xương và nước dừa để tạo vị ngọt tự nhiên. Mắm được ninh nhừ cho tan thịt và xương, sau đó được lọc lại một lần nữa để nấu lẩu. Một điểm đặc biệt ở lẩu mắm, chỉ có thể nấu bằng mắm cá linh và mắm cá sặc mới đủ tiêu chuẩn để cho một nồi nước lèo hấp dẫn.
NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ
Thịt ba chỉ: 500gr
• Cá hú: 1 con khoảng 700gr
• Tôm: 300gr
• Mực: 300gr
• Cá viên: 300gr
• Mắm linh: 50gr
• Mắm sặc: 50gr
• Cà tím: 200gr
• Ớt sừng: 5 trái
• Rau ăn kèm gồm: thèo nèo, cọng bông súng, bạc hà, rau đắng, rau nhút, bông bí đỏ, bắp chuối bào, rau muống bào…
• Xương gà: 3 bộ
• Bún tươi: 1kg
• Nước mắm, tỏi băm, ớt băm, sả băm: mỗi thứ khoảng 1 muỗng cà phê
• Bột ngọt, dầu ăn
CÁCH NẤU LẨU MẮM MIỀN TÂY
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
• Thịt ba rọi mua về rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Tôm cắt bỏ râu, dùng tăm lấy chỉ đen và rửa sạch. Mực bạn bỏ túi đen, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn, để ráo nước. Cá sơ chế sạch rồi cắt khúc vừa ăn.
• Trái ớt sừng rạch đôi, bỏ hạt, nhồi chả cá vào giữa trái ớt. Nếu còn dư chả cá, bạn có thể viên tròn để cho vào nồi lẩu.
• Cà tím rửa sạch, cắt miếng dài hoặc tròn dày chừng 1cm là được.
• Các loại rau ăn lẩu rửa qua với nước muối pha loãng rồi rửa sạch lại với nước lọc và để ráo nước.
Bước 2: Ninh nước hầm xương
• Xương gà rửa sạch, chần sơ qua nước sôi, để ráo, chặt miếng vừa. Kế tiếp, bạn hầm xương gà với khoảng 2 lít nước trong 30 phút để lấy nước dùng nấu lẩu.
Bước 3: Lọc mắm nấu lẩu
chọn mắm cá linh
Chọn được mắm cá linh, cá sặc ngon là một bí quyết nấu của món lẩu (Ảnh: Internet)
• Bạn cho 200ml nước vào nồi, nấu sôi. Sau đó, cho mắm cá sặc và mắm cá linh vào, để hỗn hợp nước hầm xương và mắm sôi 5 phút cho mắm tan hết thì tắt bếp. Bạn lọc mắm qua rây để loại bỏ phần xương của cá
• Đặt nồi lên bếp, phi thơm tỏi rồi cho nước lọc mắm vào.
Bước 4: Nấu lẩu mắm miền Tây
• Đặt chảo lên bếp, phi thơm sả, tỏi, ớt thì cho thịt ba rọi vào xào chín.
• Nước hầm xương gà sau khi nấu xong, bạn vớt xương gà ra, cho phần mắm đã lọc và thịt ba rọi đã xào vào nồi lẩu nêm nếm lại gia vị vừa ăn là được.
• Ớt nhồi chả cá bạn hấp chín hoặc chiên vàng rồi cũng cho vào nổi lẩu.
Bước 5: Thưởng thức lẩu mắm
• Nước lẩu đã chuẩn bị xong thì bây giờ bạn đặt nồi lẩu lên bếp, xếp các nguyên liệu xung quanh và thưởng thức cùng bún.
• Nhớ chuẩn bị thêm chén nước mắm nguyên chất thêm vài lát ớt hoặc nước mắm me để chấm các nguyên liệu đi cùng nhé!
• Giờ thì bạn chỉ việc nấu sôi nồi nước lẩu và cho các nguyên liệu vào thưởng thức thôi.
Cách nấu lẩu mắm miền Tây cùng cách nấu lẩu mắm cá tra tương tự nhau, bạn chỉ việc thay đổi nguyên liệu yêu thích là đã có ngay món lẩu thơm ngon cho bữa ăn thêm hấp dẫn. Các món lẩu ngon này mà thưởng thức vào ngày mưa thì càng thú vị.
Nhận xét
Đăng nhận xét